Entity trong SEO là gì? Tầm quan trọng và cách xây dựng hiệu quả

Entity SEO là gì

Share This Post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email

Khái niệm Entity SEO hiện nay đã khá phổ biến trong cộng đồng SEO tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Đây là một kỹ thuật có khả năng làm tăng độ trust của domain, tạo tiền đề để cải thiện ranking hiệu quả và lâu dài. Tuy vậy, vẫn nhiều bạn chưa thật sự nắm rõ Entity là gì? các bước triển khai ra sao? Nếu bạn nằm trong số đó, hãy đọc qua những chia sẻ sau đây nhé.

Nội dung bài viết

1. Tổng quan chung về Entity SEO

1.1 Entity là gì?

Google đã đưa ra định nghĩa cho Entity (Thực thể) như sau: 

“ Vật thể (vô hình/hữu hình) hay một khái niệm đáp ứng 4 tiêu chí: mang tính cá nhân, “unique”, có thể xác định một cách rõ ràng và có thể phân biệt được với những thực thể khác. “

Như vậy, một con người hay địa điểm có thể là một thực thể; một định lý toán học, một ngày lễ cũng là những thực thể được Google công nhận, thậm chí là một website.

Ví dụ: PepsiCo là một thực thể trong mắt Google với đầy đủ 4 tiêu chí kể trên.

  • Nhà đóng chai lớn nhất thế giới về đồ uống Pepsi-Cola -> yếu tố unique giúp phân biệt Pepsi-Cola với những thực thể khác trong và ngoài ngành.
  • Ngày thành lập, trụ sở và người nắm giữ vị trí Giám đốc -> yếu tố xác định thực thể Entity và mang tính cá nhân.

Các thực thể khác cũng phải đảm bảo 4 tiêu chí Entity SEO trên để Google tiến hành thu thập thông tin và phân loại chúng theo từng đối tượng, nhằm xác định chính xác cái mà người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, thuật toán đưa ra những thông tin cơ bản và nổi bật về thực thể khi có người dùng tìm kiếm trên thanh công cụ, như trong ví dụ trên. Vậy làm thế nào để khai báo với Google? Đó chính là thực hiện Entity Building.

1.2 Entity Building là gì? 

Entity Building, tạm dịch là xây dựng thực thể – quá trình khai báo hay làm cho Google nhận dạng ra bạn là ai thông qua triển khai một số đầu mục công việc như Semantic Keyword, Semantic content, Business Entity, Personal Entity, Links Entity, Schema, Broadcast,…Ở phần sau, Dịch vụ SEO Cần Thơ SV sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng Entity SEO từng bước cụ thể nhé.

Khái niệm về entity thực thể trong SEO
Khái niệm về entity thực thể trong SEO

2. Tầm quan trọng của Entity trong SEO 

Mặc dù việc học SEO và tiếp cận đến các kỹ thuật để tối ưu website ngày càng dễ dàng hơn, nhưng mức độ cạnh tranh cũng ngày càng tăng cao. Nguyên do là vì Google đã và đang phát triển các thuật toán thông minh để đánh giá hiệu quả SEO, kèm theo đó là hàng loạt tiêu chí mới mà bạn phải chạy theo trên con đường ranking.

Có thể bạn muốn biến:

Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo hiện nay khá đắt đỏ, khiến cho lượng doanh nghiệp triển khai SEO trở nên đông đảo. Kết quả là cuộc đua ranking ngày một nhiều “thí sinh” mới. Vì thế, bạn phải đảm bảo website của mình có chất lượng đủ tốt để đối đủ với những trang khác và cả Google. Một trong những cách có hiệu quả cao được tin dùng ngày nay là Entity Building, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO từ khoá và SEO tổng thể. Các lợi ích Entity SEO mang lại:

  • Giúp Google biết được bạn là ai, có là chuyên gia trong lĩnh vực nào hay không? Và đề xuất cho người dùng qua những tìm kiếm có liên quan. -> Thúc đẩy SEO tổng thể và SEO từ khóa (làm tăng thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm).
  • Kết quả thu được trong vòng 2 tuần – 6 tuần, thời gian thực hiện ngắn.
  • Tăng độ uy tín của trang, giữ khả năng phát triển SEO về lâu dài.
  • Dễ dàng phục hồi lại trang khi bị các đối thủ khác phá hay bị nhận án phạt từ Google.

3. Google thu thập dữ liệu Entity thế nào?

Trong quá trình thu thập thông tin, những con bọ của Google sẽ quét qua các bài viết được đăng tải và index, các từ ngữ liên quan đến nhau được Google ghi nhận lại, sau đó phân tích mối quan hệ giữa chúng. Cuối cùng lưu giữ nội dung vừa được xử lý lại và đưa ra kết quả cho các tìm kiếm của người dùng. 

Chẳng hạn cái tên Steve Jobs và Apple luôn đi đôi với nhau, thực hiện tốt Entity Building là bước để Google hiểu và ghi nhớ thông tin này. Cuối cùng, mỗi khi người dùng truy vấn từ khóa “Apple”, trang SERPs sẽ luôn trả về nội dung có liên quan đến Steve Jobs và ngược lại. 

Để triển khai tốt Entity SEO, bạn cần biết 4 yếu tố mà thuật toán Google dựa vào để hiểu được mối tương quan giữa các thực thể:

  • ID: giống như mỗi người sẽ có thẻ CMND/CCCD gồm mã số ID để xác định người ấy là ai. Website cũng có một dãy số gọi là MREID (Machine Readable Entity ID – ID của thực thể mà máy có thể đọc được), cho phép Google nhận dạng website đó.
  • Data: Kho dữ liệu của Google, có thể kể đến Google Corpus và Google Index,…
  • Kho kiến thức để tham chiếu. VD: WikiPedia.
  • Mối quan hệ giữa các Entity trong ngữ cảnh được quét.

Quá trình Google thu thập dữ liệu diễn ra với bước đầu tiên gọi là NER (Named Entity Recognition) – nhận dạng thực thể đã được đặt tên. Đây là bước Google đánh dấu và phân loại các từ ngữ trong một câu, văn bản thành các nhóm khác nhau như người, tổ chức, thời gian, ngày tháng, đơn vị đo, đơn vị tiền tệ,…Bước tiếp theo liên kết các thực thể trên lại với nhau, hay còn gọi là NEL (Named Entity Linking)

Ví dụ: Apple là một thực thể, được phân loại trong nhóm các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn. Tim Cook là một thực thể được gắn thẻ là Giám đốc điều hành (CEO). 2 thực thể này được liên kết Entity SEO với nhau, nên khi bạn search một trong 2 từ khoá “Apple” hay “Tim Cook” đều sẽ ra thông tin Tim Cook là Giám đốc điều hành của Apple.

google-hieu-duoc-2-thuc-the-apple-va-tim-cook-lien-quan-mat-thiet-voi-nhau 1
Google hiệu được 2 thực thể Apple và Tim Cook liên quan mật thiết với nhau
Google hiệu được 2 thực thể Apple và Tim Cook liên quan với nhau
Google hiệu được 2 thực thể Apple và Tim Cook liên quan với nhau

4. Cách xây dựng Entity Building cho website 

4.1. Đồng nhất mọi thông tin

Đồng bộ hoá thông tin được đăng tải trên các nền tảng khác nhau (Website, Social Media, phương tiện đại chúng,…) là cách đơn giản nhất để xây dựng Entity Building cho website. Hơn nữa, với những doanh nghiệp lớn, mối liên hệ giữa thương hiệu và các vị trí lớn như Giám đốc cũng cho phép bạn khai báo Entity SEO với Google. VD: Tim Cook và Apple.

4.2. Xây dựng Content chuyên sâu và hữu ích

Content chuyên sâu cho thấy bạn là chuyên gia về lĩnh vực của bài viết. Một trong những cách thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của bạn về chủ đề được nhắc đến đó là sử dụng LSI Keyword (những từ khóa được Google nhận định là có mối liên hệ đến một thực thể nào đó). Ví dụ: Thực thể Pepsi sẽ có những LSI Keyword như “đồ uống có gas”, “vị chanh không calo”, “BlackPink”,…

Vì Google cũng đã xác định về sự liên quan giữa các LSI Keyword và Entity, nên chắc chắn lồng ghép những từ khóa này vào bài viết là phương pháp hiệu quả và khoa học để làm Entity SEO. Bạn có thể dùng chính công cụ tìm kiếm Google để tạo ra danh sách các từ khóa LSI.

 

Các bước thực hiện cũng khá đơn giản. Một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung nhé. Chẳng hạn bạn đang kinh doanh thương hiệu mỹ phẩm, bài viết về serum của bạn nên chứa những LSI Keyword dựa trên gợi ý của Google sau:

Tìm LSI keyword bằng google suggest
Tìm LSI keyword bằng google suggest
Tìm LSI keyword bằng google suggest phía dưới
Tìm LSI keyword bằng google suggest phía dưới SERP

Bạn cũng có thể bổ sung thêm danh sách LSI Keyword từ phần Tìm kiếm có liên quan và các thẻ tag trên trang tìm kiếm bằng hình ảnh:

Tìm LSI keyword bằng tag google hình ảnh
Tìm LSI keyword bằng tag google hình ảnh

Một cách khác để thể hiện sự chuyên sâu của bạn đó là cung cấp nội dung có giá trị cao hơn những đối thủ khác. Để làm được điều này, bạn cần tham khảo qua những website đang giữ thứ hạng từ khoá cao trên Google để biết họ đang mang lại những thông tin gì cho khách hàng. Từ đây, bạn có thể xây dựng nội dung vượt trội hơn để thu hút người đọc.

Nội dung hay phải đảm bảo hữu ích đối với từng truy vấn khác nhau. Chẳng hạn như từ khoá “iPhone 13 128GB”, mục đích tìm kiếm của người dùng khi search từ khóa này là mua hàng, chứ không phải tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm. Do đó, bài viết nên là bài sản phẩm (có giả cả và đưa người truy cập đến trang thanh toán) thay vì blog review chi tiết các tính năng của dòng điện thoại này.

4.3. Sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup)

Schema Markup có chức năng đánh dấu hay gắn nhãn dữ liệu để các con bọ tìm kiếm từ Google phân tích và hiểu được dữ liệu đó rõ ràng hơn. Điểm đáng mừng là bạn có thể dùng Schema để gắn nhãn cho chính website của mình. 

Chính Google cũng đã thừa nhận điều này trên trang Google Support, khuyết khích nhà phát triển web đưa ra gợi ý cụ thể về ý nghĩa của trang thông việc đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc. Tóm lại, Schema Markup là kỹ thuật SEO Entity đơn giản mà bạn có thể thực hiện để cải thiện hiệu quả SEO tổng thể.

4.4. Dùng liên kết phù hợp

Ngay từ đầu khi đưa ví dụ về Entity SEO, bạn có thể thấy rằng một thực thể sẽ được định nghĩa và xác định bằng các thực thể khác (VD: Doanh nghiệp được định nghĩa qua các thông tin về trụ sở, CEO, hoạt động kinh doanh nổi bật,…). Mối liên kết giữa các thực thể có thể hiện rõ qua những Anchor Text với các liên kết được chèn vào. Tối ưu tốt Anchor Text cũng là một trong những cách để bạn thực hiện Entity SEO cho website của mình.

4.5. Xây dựng thương hiệu tốt

SEO mặc dù là phương thức digital marketing tốt, nhưng nên nhớ, đây không phải là cách thức duy nhất có khả năng đưa bạn đến gần hơn nhóm khách hàng tiềm năng. Cần có một chiếc lược marketing tổng thể với sự kết hợp đa kênh khác nhau, chúng sẽ bổ trợ qua lại và cho phép tiếp cận nhiều người hơn, in sâu hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng qua mỗi lần họ thấy bạn trên Google hay các trang mạng xã hội, phương tiện quảng cáo,….

4.6. Lan tỏa Content qua Social Network

Ngay cả khi không hướng đến mục đích Entity Building, chia sẻ các bài viết (thông qua những siêu liên kết) từ website lên các trang mạng xã hội là bước không thể thiếu để tăng tỷ lệ thành công cho cả chiến dịch SEO. Với Social Network, Entity, trong trường hợp này là trang web của bạn, được Google nhận dạng dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt những khách hàng mục tiêu.

5. Kết luận

Google ngày càng thông minh hơn và đưa ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe để đánh giá xếp hạng cho website. Nếu ngày trước chỉ cần bạn tối ưu onpage SEO tốt và bài viết hay là đã đủ leo top 1, thì giờ đây bạn phải làm nhiều hơn thế. Google sẽ đánh giá cả tổng thể website, liệu website của bạn có phải là một thực thể đáng tin cậy không, cuối cùng trả về kết quả phù hợp và chất lượng nhất cho người truy vấn.

Entity SEO là kỹ thuật không thể thiếu khi triển khai các dự án SEO, chiếm tỷ trọng không nhỏ quyết định khả năng thành công của dự án đó. Hy vọng bài viết này đã gỡ rối và giúp cho bạn hiểu rõ Entity là gì và thực hiện Entity Building thế nào.

Xem thêm:

Bài viết liên quan