30 kinh nghiệm SEO cho người mới đạt hiệu quả trong quá trình SEO

Kinh nghiệm SEO cho người mới

Share This Post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phổ cập internet rộng rãi ở mọi nơi. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn đến sản phẩm và dịch vụ mong muốn qua kênh online. Các phương thức marketing mới cũng vì vậy mà dần dà xuất hiện, trong đó phải kể đến SEO – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Nếu bạn đang tìm hiểu qua kỹ thuật SEO bài bản, 35 kinh nghiệm SEO sau đây phần nào sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thành công cho các dự án sắp tới.

Nội dung bài viết

1. Thứ hạng sẽ luôn thay đổi

Một trong những bài học SEO cho người mới bắt đầu đó là đừng vội mừng khi bạn rank top, thậm chí là top 1. SEO cũng như mọi chiến lược marketing hay truyền thống khác, thành ở giai đoạn này, không có nghĩa là sau này bạn vẫn là người chiến thắng. Có nhiều lý do khác nhau khiến việc duy trì top không phải việc đơn giản:

  • Google thay đổi thuật toán: website của bạn không còn được chấm điểm cao như trước vì các tiêu chí từ phía Google đã được thay đổi.
  • Đối thủ cạnh tranh: khi bạn on top, chắc chắn các đối thủ sẽ “dòm ngó” trang của bạn để học hỏi và đưa ra phương án cạnh tranh mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng, kéo người dùng sang trang web của họ.
Thứ hạng tứ khóa trên google luôn thay đổi theo thời gian
Thứ hạng tứ khóa trên google luôn thay đổi theo thời gian

2. SEO không phải chiến lược ngắn hạn

Để SEO website hiệu quả, hãy chuẩn bị tinh thần rằng giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn, khi mà người dùng và cả Google chưa biết được bạn là ai. Lượt truy cập cũng như các chỉ số khác chắc chắn không mấy khả quan. Nhưng đừng lo, SEO là cách làm marketing mang lại kết quả về lâu dài. Bằng việc kiên trì cung cấp những nội dung giá trị đến users, cải thiện website về UX/UI, thành công sẽ ngày càng đến gần bạn.

3. Xây dựng backlink – chất lượng hơn số lượng

Đặt backlink cũng giống như việc trang đó đang đề xuất bạn cho lượng lớn người truy cập khác. Một trang có độ uy tín cao trong ngành, cùng lĩnh vực mà bạn đang hoạt động giá trị gấp nhiều lần 100 website chẳng ai biết đến. Ghi nhớ điều này khi làm SEO web nhé.

4. Đừng vội triển khai link building

Hệ thống link building là một phần trong các tiêu chí để Google thực hiện đánh giá và xếp hạng cho website của bạn. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia SEO trong ngành, phân bổ việc xây dựng backlinks theo thời gian dài mang lại tối ưu hơn việc triển khai tất cả trong một thời gian ngắn. Vì nếu trong vài ngày mà trang của bạn nhận được hàng trăm, hàng ngàn backlink trỏ về, Google sẽ xem đây là điều bất thường và tiến hành kiểm tra. Khả năng tệ nhất có thể xảy ra là nhận án phạt, khiến mọi công sức trước đây bị đổ sông đổ biển.

Không nên triển khai link building quá sớm
Đừng nên triển khai link building quá sớm

5. Content is king

Nhắc đến làm SEO cho website, từ khoá và nội dung là 2 thứ không thể tách rời. Người dùng tìm kiếm từ khoá tại công cụ tìm kiếm và click vào link để xem các nội dung được đề xuất. Nội dung bạn cung cấp càng hữu ích, lượng người truy cập càng cao. Họ sẽ ở lại trên trang của bạn lâu hơn để xem hết toàn bộ bài viết, thậm chí còn tìm đến các chủ đề khác trên trang của bạn.

6. Nghiên cứu từ khoá kỹ càng

Bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi làm SEO web là nghiên cứu từ khoá để đưa ra bộ từ khoá phù hợp cho từng giai đoạn và nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như bạn kinh doanh mỹ phẩm của thương hiệu A, nhưng lại triển khai các từ khoá và bài viết về thương hiệu B. Cho dù bạn vượt qua các đối thủ khác và on top thì cũng không thật sự có ý nghĩa vì tỷ lệ chuyển đổi gần như = 0.

7. Tối ưu meta description

Thẻ meta thể hiện tổng quan thông tin mà bài viết mang lại, vì vậy viết meta description chuẩn là bước không thể thiếu khi làm SEO web, đơn giản nhưng góp phần không ít để từ khoá được on top. Một thẻ meta tốt nên có độ dài từ 120-140 ký tự và bắt buộc phải chứa từ khoá chính của bài viết. Nếu là bài sản phẩm, nên có thêm CTA (Call To Action) để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tối ưu meta description để tăng tỉ lệ click
Tối ưu meta description để tăng tỉ lệ click

8. Sử dụng các công cụ SEO hỗ trợ

Các công cụ SEO từ Google và các đơn vị thứ 3 khác hỗ trợ bạn khá nhiều khi thực hiện SEO website như phân tích đối thủ, nghiên cứu từ khoá, tổng hợp các chỉ số để đánh giá, theo dõi thứ hạng…. Một số công cụ phổ biến mà bạn có thể thử qua: Ahrefs, GG Search Console, GG Analytics, SEMRush, KWFinder, Screaming Frog.

Xem ngay: 19+ Công cụ SEO web miễn phí 2021

9. Xây dựng website chuyên gia

Đừng cố nhồi nhét tất cả vào trong một trang nếu bạn đang kinh doanh các mặt hàng hay dịch vụ thuộc những ngành hoàn toàn khác nhau. Bài viết thuộc quá nhiều chủ đề không liên quan sẽ làm trang bị mất uy tín trong mắt Google và cả người đọc.

Xem ngay:

10. Update liên tục

Luôn cập nhật liên tục, đảm bảo sao cho việc tối ưu từ khoá cũng như tối ưu tổng thể đáp ứng những thuật toán mới nhất từ Google. Chỉ như vậy, bạn mới có thể duy trì vị trí top trong thời gian dài

Luôn luôn cập nhật kiến thức SEO để bắt kịp thuật toán của google
Luôn luôn cập nhật kiến thức SEO để bắt kịp thuật toán của google

11. Kết hợp SEO vào các chiến lược kinh doanh khác

Kinh nghiệm SEO website mà bạn phải khắc cốt ghi tâm đó là đừng chỉ SEO và SEO. Mặc dù mang đến kết quả, nhưng SEO thôi là chưa đủ. Bạn cần phải kết hợp thêm các cách thức marketing khác như social media, quảng cáo,…cũng như truyền thông hợp lý. Chúng sẽ bổ trợ cho nhau và tạo giá trị tối đa cho doanh nghiệp cũng như khách hàng.

12. Tên miền có chứa từ khoá

SV SEO phải thừa nhận rằng tên miền có chứa từ khoá liên quan đến lĩnh vực kinh doanh giúp làm SEO cho website dễ dàng ranking hơn. Tuy nhiên, nội dung giá trị, link building, tối ưu UX/UI,…vẫn là các tiêu chí cốt lõi để đánh giá hiệu quả làm SEO web.

13. Thường xuyên đánh giá lại kết quả

Trong cuộc sống hằng ngày hay trong công việc, nếu không biết bản thân đang ở đâu thì khó để định hướng cho các bước đi tiếp theo. Hãy thường theo dõi thứ hạng từ khoá, các chỉ số liên quan SEO ít nhất 1 lần 1 tuần để biết được kết quả hiện tại. Từ đó tối ưu để duy trì những mặt tốt và đưa ra phương án hợp lý cho những đầu mục chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Một trong những công việc quan trọng nhất trong SEO là SEO audit. SEO audit là quá trình đánh giá lại website sau 1 thời gian nhất định. Cũng giống như việc bạn mua 1 chiếc xe mới và bạn cần tu sửa lại định kỳ. Bạn nên audit website định kì 3-6 tháng 1 lần để đảm bảo hiệu xuất SEO tốt nhất

Thường xuyên đo lường và đánh giá kết quả SEO
Thường xuyên đo lường và đánh giá kết quả SEO

14. Tỷ lệ thoát trang cần được lưu ý

Dù cho tỷ lệ thoát trang không ảnh hưởng quá nhiều đến đánh giá từ Google cho website của bạn, song đó lại là dấu hiệu không mấy lành mạnh. Tỷ lệ thoát trang cao có nghĩa trang của bạn đang gặp vấn đề, có thể là ở mặt nội dung bài viết hoặc UX/UI chưa được tối ưu tốt, khiến tốc độ tải trang chậm nên người truy cập không muốn ở lại. Cải thiện chỉ số này là một trong những kinh nghiệm SEO quan trọng mà bạn cần lưu ý.

15. Từ khoá đuôi dài

Những từ khoá ngắn thường sẽ có volume tìm kiếm lớn, song lại có mức độ cạnh tranh cao. Rất khó để đối đầu với các đối thủ đã chiếm top ở những từ khoá này. Bạn có thể tập trung đẩy mạnh các từ khoá đuôi dài, tuy ít người tìm kiếm chúng hơn nhưng lại đáp ứng chính xác ý định tìm kiếm của họ. Kinh nghiệm SEO từ khóa này tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao thay vì mục tiêu tiếp cận số đông.

16. SEO mũ đen đã là quá khứ

Trong quá khứ, các kỹ thuật SEO mũ đen đã từng oanh tạc và mang lại kết quả đang mơ ước cho nhiều website. Thế nhưng bộ máy Google đã thông minh hơn nhiều. Các hành động spam từ khoá, copy nội dung từ trang khác, redirect 302 vô lý,…giờ đây dễ dàng bị Google phát hiện và phạt. Do đó, đừng dại dột mà triển khai SEO mũ đen nhé.

17. Thử qua các công cụ tìm kiếm khác

Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay, được đông đảo người dùng internet trên toàn Thế giới sử dụng, cũng vì vậy mà độ cạnh tranh khi SEO cũng là cao nhất. Bạn có thể thử tối ưu các công cụ khác như Bing, Cốc Cốc,…biết đâu làm SEO cho website lại mang về kết quả bất ngờ.

Cốc cốc là công cụ tiềm năng để SEO
Cốc cốc là công cụ tiềm năng để SEO

18. Biết dừng đúng lúc

Kinh nghiệm SEO xương máu mà SV SEO muốn bạn ghi nhớ là hãy dừng lại kịp thời khi dự án không đạt mục tiêu dù đã làm đủ mọi cách. Thật sự có những dự án dù chi bao nhiêu công sức và tiền bạc cũng không thể nào rank top vì đối thủ quá mạnh hoặc thị trường không phù hợp để SEO, social media hay truyền thông có thể là giải pháp tốt hơn.

19. Chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ

Giá thành mà các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ hiện nay đã giảm khá đáng kể so với thời gian trước, vậy nên hãy chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt nhất, đảm bảo cho máy chủ luôn hoạt động ổn định để các “con bọ” từ Google cào qua website của bạn nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ hosting kém thậm chí còn khiến người dùng không truy cập được vào website, làm ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.

20. Xếp hạng cao chưa chắc đã hiệu quả về mặt tổng thể

Kinh nghiệm SEO hay bất kỳ chiến lược marketing nào khác đó là phải mang lại chuyển đổi, tạo ra đơn hàng cho doanh nghiệp. Khi bạn triển khai SEO được 1 khoảng thời gian và đạt được kết quả khả quan, phải xem lại doanh số của bạn có tăng hơn trước không. Nếu kết quả là không thì phải kiểm tra lại bộ từ khoá, đưa ra các từ khoá với ý định mua hàng nhiều hơn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

21. Không ngừng học hỏi 

Không ngừng hỏi hỏi kiến thức SEO là một trong những Kinh nghiệm SEO quý báo, điều này áp dụng được vào tất cả lĩnh vực khác. Vì mọi vật đều không ngừng thay đổi và phát triển, bạn dừng lại có nghĩa là bạn đang thụt lòi. Hãy luôn học hỏi những kỹ thuật SEO mới từ các nguồn uy tín, hoặc từ chính đối thủ mà bạn đang phải cạnh tranh.

Luôn học hỏi kiến thức SEO từ mọi nguồn
Luôn học hỏi kiến thức SEO từ mọi nguồn

22. Trau dồi những khía cạnh khác

Có khá nhiều trường hợp đến với SEO khi chưa biết gì về marketing, chủ yếu là dân kỹ thuật, IT. Tuy vẫn có thể làm tốt, nhưng không nắm được bức tranh tổng thể về marketing là một thiếu sót kìm hãm tư duy làm nghề của bạn. Một số đầu sách cơ bản từ Philip Kotler như Nguyên Lý Tiếp Thị (Principles Of Marketing), Marketing 4.0 sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về marketing. Bên cạnh đó, biết về xây dựng website và thiết kế cũng sẽ giúp làm việc hiệu quả hơn với các đơn vị hợp tác.

Tìm hiểu thêm: dịch vụ marketing tổng thể the7

23. Xây dựng đội nhóm làm việc

Đừng ôm tất cả mọi việc là kinh nghiệm SEO khác mà bạn cần ghi nhớ. Làm SEO web ít nhiều sẽ liên quan đến thiết kế, xây dựng website, viết bài,…kha khá đầu mục công việc phải triển khai. Thay vì cố gắng tự làm mọi thứ, hãy cộng tác với những cá nhân hay đội ngũ có chuyên môn. Để dành thời gian cho khía cạnh mà bạn tự tin để mang lại kết quả cuối cùng tối ưu nhất.

24. Redirect và 404

Redirect là cách để giữ chân người dùng ở website của bạn khi thực hiện bảo trì hay chỉnh sửa một URL nào đó trên trang, giúp họ vẫn tiếp cận nguồn thông tin đang tìm kiếm. Bạn cũng có thể redirect trang lỗi 404 về trang chủ để giữ được lượng traffic ổn định.

25. Đưa ra phán đoán hợp lý

Trong quá trình học hỏi các kiến thức về SEO, chắc hẳn bạn nhận được một số lời khuyên có phần không thống nhất giữa các chuyên gia. Điều này cũng dễ hiểu, vì mỗi người sẽ có các kinh nghiệm SEO khác nhau mà họ rút ra từ quá trình triển khai trước đó. Đừng tìm câu trả lời liệu cái nào mới chính xác, hãy chọn điều mà bạn thấy phù hợp cho dự của bạn.

Xác định phương pháp SEO phù hợp
Lựa chọn phương pháp SEO phù hợp với bản thân

26. Học hỏi từ đối thủ

Đối thủ hay những người đi trước sẽ là cơ sở tốt và đáng tin để bạn tham khảo. Bạn biết họ đang làm gì, từ đó đưa ra kế hoạch vượt trội hơn sẽ giúp giành được lượt truy cập đáng kể. Đồng thời, tiết kiệm thời gian thay vì tự xây dựng từ con số 0.

27. Mỗi website cần có một chiến lược riêng biệt

Lấy ví dụ đơn giản, một website kinh doanh mặt hàng nội thất khác hẳn với một trang cung cấp dịch vụ du học. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu từ khoá, bước đầu của làm SEO cho website, bạn cần lên kế hoạch cụ thể dựa trên loại trang.

28. Đừng ngại các đối thủ mạnh

Các đối thủ mạnh thường là những đơn vị lâu năm trong ngành, do đó rất dễ lên top khi có bài viết mới (vì độ uy tín trang cao và được nhiều người biết đến nên luôn có  sẵn lượng người truy cập nhất định). Tuy nhiên, chưa chắc mang đến nội dung chất lượng cho người dùng. Kinh nghiệm SEO khi đối đầu với các đối thủ này là hãy tập trung tối ưu bài viết sao cho hoàn hảo về cả mặt nội dung và kỹ thuật.

29. Không để trống thẻ tag

Tối ưu các thẻ tag là một kỹ thuật nhỏ nhưng khá hiệu quả, được các SEOer thường xuyên sử dụng để tăng trải nghiệm người dùng. Tuy vậy, không nhiều người thật sự quan tâm đến tag, đặc biệt là thẻ tag hình ảnh. Kinh nghiệm SEO này nếu bạn áp dụng sẽ giúp trang bạn ăn điểm hơn so với các đối thủ khác.

Tối ưu thẻ tag hình ảnh để SEO hình ảnh
Tối ưu thẻ tag hình ảnh để SEO hình ảnh

30. Đừng để công việc trở thành xiềng xích

Đây không chỉ là kinh nghiệm SEO nói riêng mà còn là kinh nghiệm làm việc cho tất cả cách công việc, ngành nghề khác. Đừng để công việc giam cầm bạn khỏi những hoạt động khác. Hãy dành ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, cho tinh thần và đầu óc được thư giãn. Hiệu suất làm việc cũng sẽ được cải thiện khi trí óc bạn nhẹ nhàng và minh mẫn hơn.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn 30 kinh nghiệm SEO mà SV SEO đúc kết được sau nhiều năm triển khai các dự án khác nhau. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được bạn trong công việc sắp tới. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Nếu bạn cần SEO website nhanh chống hiệu quả hãy liên hệ ngay với Dịch vụ SEO Cần Thơ của SV nhé!

Bài viết liên quan